Sau
khi một số người dân ở thôn Thiên Cần, xã Liên Sơn (Chi Lăng, Lạng Sơn)
đi phụ đám tang những người bị sét đánh cũng chết không rõ nguyên nhân,
một số thấy bói, thầy cúng đã "vào cuộc" phán bừa để trục lợi.
Người
dân thôn Thiên Cần vẫn bàn tán xôn xao về những cái chết không rõ
nguyên nhân của dòng họ Dương. Một đồn mười, mười đồn trăm làm cho câu
chuyện càng trở nên kỳ lạ. Những lời đồn thổi này vô hình trung gây tâm
lý hoang mang cho nhiều người dân sống ở đây.
Ông Vi Văn Quân, người may mắn sống sót sau vụ sét đánh hãi hùng
Thầy bói, thầy cúng trục lợi
Anh
Dương Văn Chúng, em trai của anh Thế, cho biết, trong đám tang của anh
Thế, bà Hoàng Thị Chanh (con dâu của dòng họ), anh Dương Văn Hướng, Anh
Dương Văn Sến đều bị đau bụng không rõ nguyên nhân. Trường hợp anh Sến
là kỳ lạ nhất. Khi khi đi xem bói, thầy phán rằng: "Hồn đã xuống áo quan
anh rồi, phải mời thầy về cúng và khoan lỗ ở áo quan mới mong lấy được
hồn ra ngoài, nếu không cũng sẽ chết". Người trong họ hốt hoảng làm theo
lời thầy bói. Khi mời thầy đến để làm lễ linh đình rồi, họ cũng đã
khoan lỗ ở áo quan anh Thế để hồn bay ra được. Quả thật, sau đó anh Sến
đã khỏe mạnh bình thường.
Anh
Chúng cho hay: "Chỉ hai hôm sau đám tang của anh Thế, chú Giếng cũng ốm
ly bì rồi hai hôm sau nữa cũng lăn ra chết. Trước khi mất, chú ấy có rất
nhiều biểu hiện lạ. Buổi sáng vẫn tự đi lấy thuốc về uống nhưng đến
chiều thì người đã ốm yếu, suy nhược, toàn thân nóng như lửa, sờ tay lên
trán không thấy có hiện tượng nóng hay lạnh đột ngột. Người nhà đánh
gió, cạo cảm cũng không thấy khỏi, khi đưa xuống trạm thì không kịp nữa.
Gia đình đưa về, khoảng 11h đêm thì môi cứng đơ, mắt trợn trắng dã. Lúc
hấp hối, chú ấy vẫn mấp máy nói được một câu cuối cùng: "Tao đến từ lâu
mà chúng mày không cho tao ăn". Cả dòng họ được một phen kinh hãi”.
Chính
vì sự trùng hợp về những hiện tượng lạ, những cái chết không rõ nguyên
nhân, lại không được ai giải thích rõ ràng nên người dân không thể không
tin, họ cho rằng đó là do ma quỷ làm. Thế rồi, họ lại đi bói toán, cầu
cúng. Vì mê tín nên rất nhiều gia đình ngập trong nợ nần.
Ông Dương Văn Thường, Chủ tịch xã Liên Sơn cho rằng vì người dân tin vào cánh thầy bói, thầy mo nên mới nợ ngập đầu
Mê tín khiến nợ nần chồng chất
Trao
đổi với PV, anh Dương Văn Điểm, trưởng thôn Thiên Cần cho hay: Ở làng
chủ yếu là những người trong dòng họ Dương đi hộ đám tang của người bị
sét đánh. Sau khi những người trong họ lũ lượt theo nhau chết, họ hoang
mang lắm. Ai cũng đi bói toán, mỗi thầy phán một kiểu. Thầy thì nói
rằng, có người trong họ đi bờ, bụi ở gần miếu thờ thổ địa đã khiến thần
linh nổi giận. Lại có thầy phán nặng nề rằng, có người trong họ đã xâm
phạm đến miếu thờ thổ địa mà chưa xin phép nên bị cả họ bị vạ lây.
Chúng
tôi đã tìm đến gặp bà Chu Thị Tiến (mẹ anh Thế). Bà già còm cõi vẫn
chưa nguôi ngoai về cái chết của đứa con xấu số đã phải nai lưng ra làm
để trả nợ. Cơ thể suy nhược bao đêm mất ngủ vì thương con và lo lắng ma
chay, cúng bái cứ ám ảnh chúng tôi. Đi bói thì thầy bói phán xanh rờn,
nếu không giải hạn thì cả họ sẽ chết. Bà già tội nghiệp đi khắp nơi vay
mượn tiền để mua bằng được hai con lợn về làm đám, chạy vạy khắp nơi vay
ba triệu đồng để may áo quan và xoay xở thêm tiền công bồi dưỡng cho
thầy cúng. Tính sơ sơ chi phí cũng trên dưới 20 triệu. Số tiền ấy cực kỳ
lớn so với hoàn cảnh gia đình bà.
Thấy
thầy phán do vi phạm đến thổ địa (nơi thờ cúng chung của người dân tộc
Dao, nơi này phải cao nhất làng - PV) nên mới gặp tai ương thế. Cả dòng
họ họp lại, cùng bàn bạc rồi gom góp tiền để lập lại miếu thờ thổ địa.
Khi đã lập được thổ địa mới, họ lại góp gà, góp lợn, góp tiền để mời
thầy mo đến làm lễ xin tha tội. Cả dòng họ này đã mất cả tháng trời sống
trong lo âu, hoang mang và mệt mỏi. Sau khi lập được cái miếu thờ thổ
địa mới thì dòng họ này mới trở lại đi làm nương.
Trao
đổi với PV, ông Dương Văn Thường, chủ tịch xã Liên Sơn cho hay: Thời
gian vừa qua, địa phương có gặp rất nhiều chuyện tang thương. Trong một
thời gian ngắn mà có đến sáu mạng người chết. Nhưng nhiều chuyện người
ta đã nói quá hoặc đồn đại lung tung gây tâm lý hoang mang cho người
dân. Về chuyện sét đánh, có thể do khu đồi ấy cao nhất trong vùng này,
người dân chăn trâu hay để trâu dưới chân núi rồi tụ tập nhau ở lán,
đúng lúc trời mưa thì họ vào đấy trú mưa nên đã xảy ra sự việc đáng tiếc
như vậy.
Ông Thường khẳng định,
những người dân ở thôn Thiên Cầm đến để giúp đám tang rồi bị hồn người
chết lôi đi cùng là hết sức vô lý. Vì hai sự việc xảy ra cách nhau
khoảng một tháng, trong khi đó anh Thế đã bị ngã xe trước hai hôm bị
mất. Ông Thường cho rằng, những người đến dự đám về ốm đau, bệnh tật có
thể là do nguồn nước hay là do thực phẩm không được đun nấu cẩn thận,
chưa đun kỹ thức ăn, cũng có thể do rau cỏ có nhiễm hóa chất nên dẫn đến
hiện tượng mệt mỏi, lại chủ quan, không biết bảo vệ sức khỏe. Trước đó
đã mệt mỏi phục vụ đám tang, vì thế bị ngất là chuyện bình thường. Có
mấy trường hợp xuống bệnh viện khám và truyền nước cũng đã khỏi trở về,
bây giờ họ đã trở lại trạng thái bình thường.
Vị
chủ tịch xã thừa nhận: "Do trình độ dân trí còn kém, đa số là người dân
tộc Nùng, công tác vận động tuyên truyền cũng chưa được tốt nên dẫn đến
những hiện tượng mê tín, dị đoan vẫn còn tồn tại và đã xảy ra những
hiện tượng đáng tiếc xảy ra trên địa bàn. Chúng tôi sẽ cố gắng vận động,
tuyên truyền người dân thêm hiểu biết để tránh xa mê tín, dị đoan.
Chính quyền sẽ xử lý bất kỳ ai tuyên truyền mê tín dị đoan".
Đó là vùng đất có nhiều mỏ quặng nên dễ bị sét đánh
Tiến
sĩ Nguyễn Trường Tiến, Chủ tịch Hội Cơ học đất và địa kỹ thuật công
trình Việt Nam cho biết: “Sét thường hay đánh ở những vùng đất có nhiều
năng lượng. Vùng đất nào có nhiều các mỏ quặng hoặc càng cao thì càng dễ
bị sét đánh. Lạng Sơn là vùng đất có nhiều mỏ khoáng sản, đặc biệt là
khu vực Chi Lăng, nơi có rất nhiều khoáng sản năng lượng. Hơn nữa, đây
lại là mảnh đất nằm khá cao so với mực nước biển nên rất dễ bị sét
đánh”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét